Chuyển hướng “con mồi” SME
Nếu như trước đây những doanh nghiệp tầm cỡ, các thương hiệu lớn như: Microsoft Exchange, Acer, Colonial Pipeline (Mỹ), Vietnam Airlines... rơi vào tầm ngắm của các nhóm tội phạm mạng thì nay, những cuộc tấn công thông tin có xu hướng chuyển sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Lý do là bởi, hầu hết doanh nghiệp SME hiện nay đều vận hành dựa trên nền tảng internet, nhưng lại tỏ ra khá thờ ơ về mã độc.
Với quan niệm sai lầm rằng doanh nghiệp nhỏ sẽ không trở thành mục tiêu của tội phạm trên không gian ảo, "nhỏ thì cần gì đầu tư" nên doanh nghiệp SME thường phân bổ ít nguồn lực hơn cho việc bảo vệ an ninh mạng do ngân sách hạn chế.
Làm việc với nhiều doanh nghiệp SME, các chuyên gia copen.vn đã phát hiện vô số lỗ hổng nguy hiểm trong hệ thống thông tin, họ không có nhân viên an ninh mạng, chỉ có nhân viên sửa máy tính, cài hệ điều hành. Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng mã độc tống tiền là chuyện ở… bên trời Tây, không liên quan gì đến mình. Số khác thì cho rằng nếu bị tấn công thì bỏ, mua hay cài lại máy tính mới. Phần lớn các SME hoàn toàn không sao lưu dữ liệu trong đó có các dữ liệu quan trọng như: hợp đồng với khách hàng, hồ sơ kế toán, thuế…
![]() |
Mã độc tống tiền “nhăm nhe” doanh nghiệp SME và phần mềm kế toán |
Mã độc tống tiền gọi tên các phần mềm kế toán
Trong bối cảnh các doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số thì phần mềm tài chính, kế toán, báo cáo thuế, hóa đơn điện tử trở thành mục tiêu của mã độc tống tiền với một số vụ tấn công tiêu biểu. Vào giữa tháng 3/2022, một phần mềm kế toán có tiếng đưa ra thông báo trên trang chủ về khả năng lây nhiễm mã độc lên máy chủ, yêu cầu khách hàng nên có các biện pháp sao lưu kịp thời, nhằm phòng tránh khả năng lây nhiễm trên diện rộng. Theo đó, phần mềm độc hại đã lợi dụng các cổng (port) được mở ra trên router của doanh nghiệp, cho phép người dùng làm việc tại nhà WFH (Work From Home) có thể truy cập trực tiếp vào phần mềm kế toán từ xa.
Với phần mềm kế toán khác, cách làm của tin tặc lại khác đi một chút. Chúng tấn công vào các bản vá bảo mật từ máy chủ cài đặt phần mềm chưa được cập nhật, dẫn đến cài cắm mã độc vào hệ thống, giả mạo nó là bản cập nhật của phần mềm kế toán. Nếu như người dùng phần mềm kế toán thấy thông báo hiện ra, và tiến hành cập nhật sẽ vô tình “phê duyệt” cài đặt mã độc lên máy tính, dẫn đến tê liệt hệ thống, mã hóa dữ liệu, lây lan sang các máy tính khác trong mạng LAN. Dù có đánh vào các cổng đang mở, hay các lỗ hổng trên máy chủ cài phần mềm, thì hậu quả của nó để lại là vô cùng nghiêm trọng. Đối tượng của tin tặc đang thay đổi từng ngày, và những thứ quan trọng như hệ thống kế toán của doanh nghiệp không ngoài tầm ngắm.
CMC CryptoSHIELD - Giải pháp phòng, chống mã độc tại Việt Nam
Để tránh cho doanh nghiệp SME khỏi một cuộc tấn công thông tin, CMC CryptoSHIELD là giải pháp phòng chống mã hóa dữ liệu tại Việt Nam ra đời giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu, hỗ trợ khắc phục sự cố nhanh chóng và chuyên nghiệp.
![]() |
CMC CryptoSHIELD bảo vệ dữ liệu, khắc phục sự cố nhanh chóng và chuyên nghiệp |
CMC CryptoSHIELD không chỉ bảo vệ vùng dữ liệu an toàn, ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ xâm nhập phá hoại dữ liệu của mã độc mà còn phát hiện và ngăn chặn theo hành vi, do vậy có thể chặn đứng kịp thời sự tấn công của các dòng mã độc tống tiền mới nhất chưa từng được biết tới, khác hẳn với phương pháp phát hiện truyền thống dùng kỹ thuật signature. Bên cạnh đó, CMC CryptoSHIELD còn cho phép lựa chọn sao lưu dữ liệu của máy tính trên các nền tảng Cloud Storage khác nhau.
Mang rất nhiều tính năng vượt trội nhưng việc cài đặt, triển khai lại cực kỳ đơn giản với 1 CLICK chuột, CMC CryptoSHIELD sẽ đóng vai trò người bảo vệ âm thầm chạy trong máy tính mà chiếm dụng tài nguyên tối thiểu với chỉ khoảng 5Mb bộ nhớ và dưới 2% CPU. CMC CryptoSHIELD có thể triển khai trên các máy tính chạy hệ điều hành Windows từ Windows 7 trở lên và phù hợp cho mọi khách hàng từ nhu cầu cá nhân bảo vệ dữ liệu đến các máy chủ dữ liệu dùng chung trong doanh nghiệp hoặc các máy chủ lưu trữ Cloud của các nhà cung cấp dịch vụ.
Phạm Trang
" alt=""/>Mã độc tống tiền “nhăm nhe” doanh nghiệp SME và phần mềm kế toánTham gia lớp tập huấn, các đại biểu được hướng dẫn ứng dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất nông nghiệp. Trong đó, họ được tìm hiểu về nhật ký ghi chép nhật ký sản xuất; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tự tạo và in QRcode để in tem, bao bì, chào hàng bán sản phẩm trước khi thu hoạch; lập kế hoạch sản xuất (lịch thời vụ) cho cả tỉnh, huyện, hợp tác xã, trang trại.
Đặc trưng của FaceFarm là quản lý đất – cơ sở bằng Google Map; lập kế hoạch công việc dễ dàng; quản lý việc sử dụng Nông dược; quản lý thời gian làm việc dễ dàng; truy xuất nhanh chóng nhật ký sản xuất; tích lũy kinh nghiệm sản xuất; truy xuất nguồn gốc bằng mã QRCode.
Bên cạnh đó, FaceFarm còn có chức năng giúp thực hành tư duy “kinh tế nông nghiệp và kế toán”. Nó bao gồm chức năng hạc toán chi phí sản xuất từng vụ; tính giá thành/giá vốn sản phẩm tự động; quản lý tồn kho nông sản; quản lý nghiệp vụ kế toán HTX theo luật Việt Nam; hỗ trợ khai báo thuế.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc ghi chép nhật ký sản xuất không còn xa lại tại các nước nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, với nhiều nông dân trong nước, đây là điều rất mới mẻ. Nhật ký sản xuất là yêu cầu bắt buộc để hội nhập quốc tế, là cơ sở để truy xuất nguồn gốc nông sản xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm, cải thiện, nâng cao thu nhập cho nhà nông.
Với mục tiêu ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý và phát triển bền vững trong giai đoạn chuyển đổi số, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành nông nghiệp, thực hiện liên kết vùng, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp cùng công ty Sorimachi triển khai ứng dụng phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm và kế toán hợp tác xã đến các hợp tác xã nông nghiệp, trang trại và cơ quan quản lý nhà nước tại 63 tỉnh, thành.
Cục đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố phối hợp với công ty nghiên cứu điều kiện thực tế của địa phương để triển khai FaceFarm và kế toán HTX đến các HTX, trang trại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên các HTX nông nghiệp tham gia Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đạt chuẩn của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2021-2025, các HTX điển hình tham gia hệ thống theo dõi và phản hồi thông tin chính sách HTX nông nghiệp; các HTX nông nghiệp điển hình do các tỉnh đăng ký tham gia chương trình thí điểm của Bộ.
Phần mềm quản lý sản xuất và phần mềm kế toán nông nghiệp của Sorimachi đã được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Chương trình triển khai từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2023, chia làm ba giai đoạn: giai đoạn 1 từ 3/2022 đến 12/8/2022, thực hiện tại 28 tỉnh; từ 15-19/8/2022 đánh giá lần 1. Giai đoạn 2 từ 22/8 đến 16/12/2022, triển khai tại 20 tỉnh và sơ kết từ 19/12 đến 30/12/2022. Giai đoạn ba từ 1/2023 đến 6/2023 tại 14 tỉnh, tổng kết từ tháng 6/2023 và lập kế hoạch nhân rộng cả nước.
Chi phí sử dụng phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm và kế toán HTX từ tháng 3/2022 đến hết tháng 6/2023 được miễn phí.
Sau thời gian sử dụng, HTX nông sản hữu cơ Hùng Thắng nhận xét phần kế hoạch và sản xuất rất thực tế, dễ dàng cập nhật, giúp lên kế hoạch, quản lí công việc của HTX một cách dễ dàng, hiệu quả. Không những vậy, FaceFarm còn có phầm mềm hiển thị mã QRCode trong phần chi tiết Nhật kí sản xuất của sản phẩm làm tăng độ tin tưởng cho khách hàng vào sản phẩm. Bên cạnh đó, phần mua bán tuy mới triển khai nhưng rất hữu ích trong việc kết nối các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà tiêu dùng lại với nhau, giảm bớt trung gian trong khâu tiêu thụ.
Theo Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”, một trong các nhiệm vụ và giải pháp được nêu ra là ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ, thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và tiềm năng.
Về thu thập thông tin, dữ liệu, xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ thu thập thông tin, dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản (diện tích, sản lượng, năng lực chế biến, nhu cầu, giá cả, khối lượng, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, vật tư, nguyên liệu đầu vào…); ứng dụng công nghệ viễn thám để thu thập dữ liệu, thống kê diện tích, sản lượng đối với ngành hàng trồng trọt, lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu của các ngành hàng chăn nuôi, thủy sản.
Chính vì vậy, việc triển khai phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm sẽ giúp các HTX nâng cao khả năng dự báo thị trường nông sản, góp phần chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp.
" alt=""/>Nhiều địa phương quan tâm đến xây dựng cơ sở dữ liệu sản xuất nông nghiệp